Giải trí
Cách nuôi chim cu gáy, một loài chim của đồng quê
Vì sao hè tới mọi người thường nuôi chim cu gáy để nghe được tiếng gáy của nó ,cách chăm sóc huấn luyện một con chim bổi
Chim cu gáy là một loài chim đồng quê mang một tiếng gáy của vùng đồng quê Việt Nam, được phân biệt rất nhiều giọng qua tiếng gáy của nó như giọng đồng, giọng thổ, giọng kim, giọng chuông, có con giọng "đồng pha thổ"..., có thể nói nó được thừa hưởng lai tạo từ bố mẹ mà ra nhiều tiếng gáy, đối với những người chơi lâu năm mới phân biệt chính xác được giọng nó là gì.

Vì mùa hè là mùa sinh sản của các loài chim, trong đó có chim cu gáy, chim thường sinh sản vào mùa hè vì có trái cây chính, thức ăn dồi dào tạo nguồn thức ăn cho chim con phát triển khí hậu mát mẻ nên các loài chim thường sinh sản trong mùa này.
Chim cu gáy có người mê tiếng gáy, nuôi chơi trong nhà treo đằng trước sân vài con, đằng sau nhà vài con, nghe tiếng gáy thật yên bình, có những người mê gác cu đến quên ăn, quên ngủ, theo con bổi đến vài ngày liền ngủ trong rừng để bắt được nó về thuần chủng, khi bắt được chim rừng thì kêu là bổi, lựa những con đấu hay, đẹp về thuần.
Cách nuôi chim bổi, mới gác được về thì đem thả chung lồng với các con cu củ, để nó thấy con khác ăn, nó ăn theo hoặc không có chim củ thì nhốt nó vào lồng cu nhỏ trùm áo lồng tròn, lồng tre, lồng mây để nó dạn hơn để nó thấy thức ăn và nước uống, chim bổ thường rất nhát khi gặp người, nên cần thời gian thuần hóa để nó gáy như tự nhiên ngoài rừng , nhằm con vài ba ngày là đã nổi gáy gù ầm ầm, có con vài ba năm mới chịu mở miệng cất tiếng gáy gù có tật thì có tài, các bạn đừng vội nản nhé.
Thức ăn chim cu gáy là lúa, ngủ cốc đặc biệt cu gáy rất thích ăn hạt kê . Nếu mọi người cho ăn kê quá nhiều sẽ gây nóng cho chim nên cho ăn 2 -3 muỗng cafe mỗi tuần để giữ được phong độ của chim mồi, cho cu gáy ăn các loại khoán hoặc cho ăn đất, vì kêu cu đất mà nó hay ăn các loại đất nhỏ để dễ tiêu hóa
Còn cu bổi thì chỉ cho ăn lúa, khi chim nổi rồi thì tính các chuyện như đem bán, hoặc huấn luyện thành chim mồi. Chim bổi thường được huấn luyện chim mồi chứ không nên nuôi từ chim con lớn lên, vì chim con không có kỹ năng tự nhiên nước chơi yếu hơn, ra rừng dể bị bể. Còn chim bổi đã già rừng khi nổi lên là ở đâu cũng chơi được không ngán ai. Gà tức nhau vì tiếng gáy, cu đất cũng vậy tức nhau vì tiếng gáy gù, người gác cu thường đánh giá con bổi hay có rất nhiều đặc điểm, qua tiếng gáy, qua hình dáng, có câu “Nhất tiếng nhì thân tam lông tứ vẫy” nên các bạn dựa vào tiêu chí này để đánh giá con chim hay hoặc dỡ để không tốn nhiều thời gian để nuôi.

Chim thường có 2 loại bệnh thường gặp là ăn không tiêu và đau mắt, cũng rất dể chữa trị thôi bị tiêu chảy thì men tiêu hóa cho nó uống còn bị đau mắt ,mắt chim ướt ướt thường dụi vào cánh thì có thể áp dụng mẹo nhân gian là đâm ớt hiểu thoa 2 bên cách, khi chim dụi vào thấy cay sẽ không dụi nữa và khi hết cay chim cũng sẽ khỏi bệnh.
Trên đây là những mẹo nuôi chim cu gáy, để có một con như ý thì có rất nhiều đặc điểm, các bạn yêu thích thì tìm hiểu thêm nhé.